NĂM XUẤT BẢN 2019
NHÀ XUẤT BẢN Hồng Đức
TÁC GIẢ Will Durant
KÍCH THƯỚC 14,5 x 20,5 cm
SỐ TRANG 198
Để có nền văn minh, chúng ta đã trải qua giai đoạn cây cỏ hoang vu, chưa có con người chỉ có đất, đá và nước, khí hậu khắc nghiệt, dần dần hình thành sự sống từ thiên nhiên với những vi thể vô cùng nhỏ. Những nguyên tố căn bản làm tiền đề cho sự sống là : Các bon, Oxy , Hydro và Ni-tơ. Bốn nguyên tố này tạo thành các chất hữu cơ của sự sống và các chất hữu cơ ngày càng phức tạp dần. Theo điều kiện trái đất, những nguyên tố đó được sắp xếp thích hợp thành nước, dưỡng khí, các chất hữu cơ, đạm… Những nhân tố này là điều kiện để hình thành loài người và sự tồn tại của loài người cũng như muôn vật khác.
Hơn nữa, với thế giới vật chất, tất nhiên rất nhiều giả thiết đưa ra để chứng minh cho những luận điểm về sự hình thành của vũ trụ này, của nền văn minh này. Nhưng văn minh xuất hiện khi con người xuất hiện. Sự sáng tạo của con người, sự tiến hóa của loài người tạo nên những giá trị mà chúng ta gọi là văn minh. Thiên nhiên có biến động và tạo nên những kiệt tác nào đi chăng nữa thì sự khám phá ra vẫn phụ thuộc vào con người.
Tại sao chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc văn minh?
Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu – chuyên gia nghiên cứu về lịch sử hiện nay đã nói rằng: “Biết về lịch sử, biết về văn minh nhân loại không chỉ là việc nhắc lại quá khứ để biết quá khứ, mà là để hiểu hiện tại và biết tương lai. Không nghiên cứu lịch sử, văn minh nhân loại như một khoa học thì không thể nhận thức được những gì đang và sẽ xảy ra, bài học và kinh nghiệm lịch sử chỉ có ích cho thế hệ sau nếu nó giúp thế hệ lựa chọn và tự định đoạt con đường tương lai”.
Như vậy, lý do mà chúng ta cùng ngoảnh lại nhìn lại lịch sử nhân loại như sau:
Hiểu về sự phát triển văn hóa nhân loại qua các mốc thời gian
Văn hóa là nhân tố quan trọng với con người chúng ta. Không có có một nền văn hóa, nền văn minh nhân loại từ cổ đại đến nay thì liệu có chúng ta ở đây hôm nay hay không.
Vậy cái gì tạo nên văn minh? Là văn hóa tạo nên văn minh, lịch sử thì tạo nên dòng chảy văn hóa. Lịch sử là xương sống của nền văn hóa, văn hóa sẽ khác nhau ở mỗi thời kỳ khác nhau.
Là một thành viên nhỏ trong một đất nước, chúng ta biết được sự hình thành đất nước này do đâu mà có, đất nước này có gì đặc trưng hay đất nước này đã trải qua những năm hình thành, phát triển với nền văn minh nhân loại nào. Hiểu về nguồn gốc văn minh giúp chúng ta có được góc nhìn chung nhất về một nền văn hóa của đất nước nói riêng và của nhân loại nói chung, giúp lý giải các biểu hiện văn hóa, từ đó có thể đặt ra phương pháp phù hợp để phát triển văn hóa theo hướng tích cực.
Tìm hiểu nguồn gốc văn minh sẽ nhận thức được vận động xã hội để định đoạt tương lai
Lịch sử là những gì đã qua đi, và tương lai phía trước rồi cũng sẽ trở thành lịch sử ở một mốc thời gian nào đó, nó giống như một dòng sông dài vô tận. Nếu như chúng ta có cái nhin tổng quan được văn minh nhân loại một cách khoa học và có hệ thống cũng như việc chúng ta tìm hiểu dòng chảy từ thượng lưu đến chỗ chúng ta đang đứng sẽ cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin để tiếp tục theo dòng sông tiến về phía trước.
Cũng giống như bạn là cá thể của một quốc gia,hiểu về lịch sử đất nước mình, lịch sử thế giới, biết được những sự kiện lịch sử thực tế diễn ra như thế nào, cho chúng ta khả năng lựa chọn và quyết định trong các sự việc ở hiện tại và tương lai.
Hiểu nguồn gốc văn minh tạo nên nền tảng để phát triển bền vững
Việc nghiên cứu, tìm hiểu về văn minh nhân loại một cách khoa học cho chúng ta nền tảng vững chắc để quyết định những vấn đề quan trọng cho tương lai.
Chúng ta chỉ cần hiểu ở tầm cá nhân mình, hiểu về văn minh nhân loại là hiểu về lịch sử một cách đúng đắn. Trong văn minh có kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị, địa lý, con người,… Bạn biết xu hướng hay văn minh cũng đồng nghĩa với biết lựa chọn cho mình, con người thân, cho bạn bè những phương diện tốt nhất trong đời sống, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Hiểu được chuyển biến kinh tế trên thế giới cho chúng ta quyết sách kinh doanh đúng đắn. Hiểu được sự biến động của thời tiết, chúng ta biết cách phòng tránh để tổn hại là bé nhất. Những điều đó là nền tảng để hình thành nên những nền văn minh mới cho nhân loại. Đó chính là sự bền vững của nền tảng nghiên cứu và tìm hiểu văn minh một cách khoa học.
Và thực tế cũng cho thấy rằng, ở những nước văn minh, nơi lịch sử được coi trọng và nghiên cứu một cách bài bản, thì xã hội phát triển tốt hơn và bền vững hơn so với các đất nước xem nhẹ và giấu giếm lịch sử.
Cuốn sách “Nguồn gốc văn minh” của Nguyễn Hiến Lê là kiệt tác không nên bỏ lỡ
Không ai còn quá xa lạ với nhà văn, nhà chính trị, dịch giả,.. nổi tiếng Nguyễn Hiến Lê nổi tiếng với những tác phẩm để đời như Đắc Nhân Tâm, Quẳng gánh lo và vui sống, sống đời đáng sống,… Cuốn “Nguồn gốc văn minh” sẽ mang đến cho các bạn đọc một cách hiểu sâu sắc về văn minh nhân loại, sự tồn tại và phát triển từ thời con người còn chưa xuất hiện. Và được cụ thể hóa nguồn gốc văn minh qua các phương diện: Kinh tế, chính trị, lý luận, tinh thần.
Nguồn gốc của văn minh được hình thành từ nhiều yếu tố
Theo tác giả, văn minh là sự sáng tạo văn hóa nhờ một trật tự xã hội gây ra và kích thích. Nó gồm 4 yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chính trị, những truyền thống luân lý, sự thăng tiến tri thức và phát triển nghệ thuật. Văn minh tùy thuộc vào nhiều yếu tố, những yếu tố đó có thể làm cho nền văn minh tiến triển nhanh hay chậm.
Đầu tiên, yếu tố địa chất. Người ta có thể nói rằng văn minh là một màu phụ giữa hai thời đại băng giá. Nếu một luồng khí lạnh lại xảy ra nữa thì tất cả công trình của nhân loại sẽ bị phá hỏng và băng, đá phủ hết, lúc đó con người buộc phải đi đến nơi nào đó để có thể sinh tồn trên thế giới này. Hay, chỉ cần một cơn địa chấn từ dưới lòng đất, dưới đáy biển gây nên động đất, sóng thần, núi lửa cũng khiến mọi thứ bị chôn vùi.
Thứ hai, Văn minh của nhân loại cũng dựa vào những yếu tố về địa lý. Khí hậu nóng ẩm sẽ là cơ hội cho lũ sâu bọ và các bệnh truyền nhiễm phát triển, con người từ đó mà suy yếu hơn về sức khỏe do vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Một khi sức khỏe con người suy giảm thì khả năng sáng tạo cũng từ đó mà vơi đi.
Thứ ba, yếu tố về kinh tế còn quan trọng hơn ảnh hưởng đến nguồn gốc văn minh. Một dân tộc có thể có những chế độ chính trị vững vàng, nên tri thức cao thì văn mình cũng từ đó mà đi lên. Thử nhìn lại, bạn đầu con người săn bắn mỗi ngày để sinh tồn, nhưng giờ đây những ngành công nghiệp ở các tòa nhà cao tầng, khu chế xuất mọc lên như nấm. Đó là cả một quá trình dài trải qua nhiều thế hệ của con người xưa đến nay
Thứ tư, yếu tố về tâm lý là cần thiết cho sự tạo ra văn minh. Tâm lý của con người tạo ra những trật tự cho xã hội. Văn minh mỗi giai đoạn đều khác nhau và tâm lý con người lúc đó cũng không giống nhau. Thời cổ đại, người ta chỉ quan tâm đến chuyện sống còn, làm sao để sống, nhưng bây giờ thì sao, ngoài tâm lý làm sao để có cuộc sống an nhàn hơn, người ta còn mong được tiền tài lộc để cuộc sống sung túc.
Tất cả những điều kiện ấy, hoặc một trong những điều kiện ấy mất đi thì nền văn minh cũng dễ dàng bị tiêu diệt.
Cuốn sách “Nguồn gốc văn minh” của Nguyễn Hiến Lê đi sâu vào những khía cạnh hình thành văn minh
Nguồn gốc văn minh được hình thành bởi những khía cạnh khác nhau. Đi sâu vào mỗi khía cạnh, tác giả sẽ giúp người đọc hình dung một cách bao quát lịch sử văn minh rõ ràng mà chỉ cần tập trung vào cuốn sách, dường như bạn sẽ thấy thế giới nhân loại này từ lúc hình thành đến thời kỳ huy hoàng được tác giả tóm lược một cách dễ hiểu.
Nguồn gốc văn minh qua yếu tố kinh tế: Người đọc sẽ thấy thời gian văn minh diễn ra từ khi con người hình thành đến nay trải qua 3 giai đoạn: từ săn bắn tới cày cấy, nền móng của công nghệ, tổ chức kinh tế. Sự phát triển đi lên được chứng minh qua các hoạt động kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp cho tới dịch vụ.
Nguồn gốc văn minh qua yếu tố chính trị: Hiểu được nguồn gốc của quốc gia, luật pháp và gia đình trong tổng hòa các mối quan hệ từ trước đến nay.
Nguồn gốc văn minh qua yếu tố lý luận của văn minh: Những lý luận được làm rõ theo góc độ này bao gồm lý luận hôn nhân, lý luận về tính dục, lý luận về xã hội và lý luận về tôn giáo. Với những lý luận bạn sẽ biết được nguồn gốc và phương pháp lý luận đó, như vậy sẽ dễ dàng nắm chắc được nguồn gốc văn minh hơn.
Nguồn gốc văn minh qua yếu tố tinh thần: Bao gồm văn chương, khoa học, nghệ thuật sẽ là khởi điểm cần thiết chi phối đến các yếu tố trên. Chữ viết là văn minh nhân loại, đại diện cho sự sáng tạo trong kênh phương tiện giao tiếp. Từ chữ viết, hình thành nên văn chương, âm nhạc,… đại diện cho sự sáng tạo của con người. Những nhân tố này khơi nguồn cho những yếu tố khác của nền văn minh.
Cuốn “Nguồn gốc văn minh” của Nguyễn Hiến Lê sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong việc ngược dòng thời gian để hiểu và biết về những tiến trình văn minh trong quá khứ đến hiện tại. Đừng chần chừ gì nữa, hãy tìm đọc cuốn sách để giúp mình hiểu được các mốc văn hóa qua các mốc thời gian, nhận thức được sự vận động của xã hội để định đoạt tương lai mình cũng như có được nền tảng để phát triển bền vững nhé.