Free Shipping

Cho đơn hàng >500.000 

THANH TOÁN

Online hoặc COD

Giảm giá!

Nhật ký nuôi dạy tâm hồn từ Kinh cổ Do Thái: 12 phẩm chất con yêu cần có

550.000 

Tính cách của trẻ được hình thành từ rất sớm, thông qua sự giáo dục trong gia đình, qua những việc làm, lời nói, cách ứng xử của những người xung quanh. Nhưng ở độ tuổi nhỏ, không thể ép trẻ phát triển tính cách theo ý muốn của cha mẹ bằng lời dạy dỗ suông, bằng những bài học đạo đức khô khan, mà những tấm gương đẹp về tính cách đó phải được gieo vào trẻ từ từ bằng những câu chuyện sinh động, hấp dẫn.

Thấu hiểu điều đó, bộ sách Nhật ký nuôi dạy tâm hồn từ Kinh cổ Do Thái: 12 phẩm chất con yêu cần có dành riêng cho các độc giả nhí từ 3 – 8 tuổi đã ra đời với hy vọng sẽ trở thành một người bạn đồng hành hữu ích, đáng tin cậy, giúp các con trau dồi nhân cách và hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Mã: DB.BIZ- Nhật ký nuôi dạy tâm hồn từ Kinh cổ Do Thái: 12 phẩm chất con yêu cần có Danh mục: , Từ khóa: , ,

Thông tin sản phẩm: 
NĂM XUẤT BẢN 2023
NHÀ XUẤT BẢN Hồng Đức
TÁC GIẢ Kyowon
KÍCH THƯỚC 17*21 cm


Bộ sách gồm 12 cuốn là tập hợp những câu chuyện ngụ ngôn giúp khơi dậy và nuôi dưỡng phẩm chất tốt đẹp ẩn sâu bên trong, cũng như phát triển nhân cách tốt đẹp cho trẻ bằng những thông điệp tích cực, những bài học bổ ích, thú vị đầy ý nghĩa và đáng suy ngẫm. Mỗi tập như một hạt giống tính cách gieo vào trẻ những bài học về sự Chăm chỉ, tính Thận trọng, Tin tưởng, Công bằng, Hy sinh, Tôn trọng, Hy vọng, Khiêm tốn, Trách nhiệm và trung thực, lòng Hiếu thảo và tính nhẫn nại đều là những phẩm chất nền tảng giúp bé trở thành người tài đức cho xã hội trong tương lai.

Talmud trong tiếng Do Thái gốc nghĩa là “giảng dạy, học tập”. Talmud nguyên gốc là kho tài liệu đồ sộ chứa nhiều bài luận, bao gồm các chuỗi hỏi đáp và tranh luận của những bậc thông thái. Người Do Thái đặc biệt trân trọng Talmud, họ gọi bộ sách gối đầu giường này là “đại dương trí tuệ”. Kinh nghiệm thành công trong giáo dục gia đình của người Do Thái rất đáng để mọi người cùng tham khảo, học tập và làm theo. Bộ sách kinh điển về dạy con với các ví dụ thực tiễn, sinh động, thấm nhuần triết ý sâu sắc và thực tế đã tập hợp những tinh túy trí huệ của người Do Thái trong việc giáo dục, bồi dưỡng trẻ nhỏ trên các phương diện, được các bậc cha mẹ khắp nơi trên thế giới đón nhận và học tập.

Với hình ảnh sinh động, ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, bắt mắt, từng trang sách được mở như một thế giới vạn hoa giúp trẻ nhìn ra vấn đề đúng sai rõ ràng, nhận biết được giá trị đằng sau mỗi tích truyện, phát huy được tư duy nguyên nhân – kết quả, giúp trẻ phát triển lành mạnh cả về tâm hồn và trí tuệ. Ngoài ra cuối mỗi tuyển tập còn có phần trải nghiệm, tương tác để con so sánh, áp dụng thực tế, suy xét bản thân và rút ra bài học cho chính mình.

Nội dung từng cuốn sách Nhật ký nuôi dạy tâm hồn từ Kinh cổ Do Thái: 12 phẩm chất con yêu cần có

1. Di sản của người cha (thông thái)

Câu chuyện về hai cha con ở một làng nọ, sau khi qua đời, ông viết di chúc nhưng lại không để lại tài sản cho người con mà để lại cho nô lệ. Ban đầu người con không hiểu dụ ý của cha, nghĩ rằng cha không thương mình nên mới không để lại tài sản cho mình. Sau khi đi gặp thầy đạo, anh hiểu ra rằng: Cha nói với mình có thể chọn một trong số những tài sản mà mình muốn. Như vậy chẳng hóa là mình có thể chọn người nô lệ hay sao.

Sự khôn ngoan có thể giải quyết vấn đề tốt hơn và đi theo hướng tốt hơn ngay cả khi gặp khó khăn. Trong câu chuyện này, nhờ bản di chúc thông thái của người cha mà cậu con trai đã có thể bảo vệ tài sản quý giá của mình.

Vậy làm thế nào để có thể trở thành một người thông thái? Phải khiến cho đầu óc trở nên nhanh nhạy hơn hay phải học thuộc tất cả mọi thứ trong cuốn từ điển bách khoa dày cộm. Chỉ cần bản thân mỗi người không lười học hỏi, không sợ trải nghiệm các tình huống khác nhau trong cuộc sống và suy nghĩ sâu sắc dựa trên những điều đã được học hỏi và trải nghiệm, từ đó cố gắng giải quyết vấn đền một cách sáng suốt là được.  Nếu bản thân mỗi người đều nỗ lực chăm chỉ hơn bất cứ ai thì ta đều sẽ có thể trở thành những người thông thái.

2. Nô lệ trở thành nhà vua (chăm chỉ)

Một người nô lệ bất ngờ trở thành nhà vua đã được hưởng một cuộc sống rất sung túc. Tuy nhiên, sau khi biết rằng bản thân sẽ bị bỏ rơi trên hòn đảo tử thần sau một năm làm vua, anh đã âm thầm chuẩn bị trước phương án dự phòng. Anh đã đi đến hòn đảo tử thần mỗi ngày và làm việc chăm chỉ, trồng trọ và xây dựng nhà cửa. Sự chăm chỉ của nô lệ này đã biến hòn đảo tử thần trở thành một nơi xinh đẹp có thể sinh sống được.

Chăm chỉ có nghĩa là làm việc hết sức minh trong bất cứ việc gì bạn làm. Người chăm chỉ là một người có thể giữ lời hứa và làm việc có trách nhiệm. Người luôn làm việc để chuẩn bị cho tương lai như nô lệ trong câu chuyện trên cũng là một người chăm chỉ. Trong câu chuyện, nhờ sự chăm chỉ người nô lệ này đã biến hòn đảo tử thần trở thành một nơi xinh đẹp có thể sinh sống được

Bản thân của hiện tại được tạo nên từ bản thân trong quá khứ. Và bản thân trong tương lai được tạo nên từ những gì bản thân đang chuẩn bị từ bây giờ. Vì vậy, bạn sẽ trở thành người như thế nào tùy thuộc vào cách mà bạn chuẩn bị từ bây giờ. Có thể con bạn không phải là người thông minh nhất, chẳng phải người giỏi nhất, nhưng khi con là người chăm chỉ nhất, thì đảm bảo rằng năng lực học tập cũng như năng lực làm việc của con sau này sẽ trở nên rạng ngời và toả sáng. Nếu muốn con chăm chỉ, đừng bỏ qua cuốn sách này ba mẹ nhé!

3. Đồng bạc biến mất (thận trọng)

Người lái buôn đã mất rất nhiều tiền, nhưng anh ấy đã có thể lấy lại số tiền đó một cách an toàn bằng việc suy nghĩ và hành động cẩn thận. Nếu người lái buôn vội vàng đến gặp chủ nhà, nổi giận và đòi lại tiền, thì chắc chắn chủ nhà sẽ chối bay chối biến và lái buôn không thể lấy lại dược tiền của mình. Vậy nên, thận trọng có nghĩa là suy nghĩ thấu đáo trước khi bạn nói hay làm một việc, sau đó thực hiện nó một cách cẩn thận. Nếu con suy nghĩ sâu sắc và quan tâm đến người khác trong cả lời nói và hành động của mình, sau này con sẽ không có gì phải hối tiếc. Hãy luôn cố gắng suy nghĩ một cách bình tĩnh và hành động phù hợp dù có chuyện gì xảy ra đi chăng nữa.

4. Hoàng đế La Mã và thầy đạo (Tin tưởng)

Tin tưởng là một người mang đến cho người khác niềm tin vào bản thân họ. Không nói dối cha mẹ, đúng giờ với bạn bè và làm bài tập về nhà đều là những cách để trở thành một người đáng tin cậy. Nếu con đánh mất lòng tin, con sẽ trở thành một người bất hạnh, không thể có được lòng tin của bát kỳ ai. Có được niềm tin từ người khác không phải là viecj quá khó khăn. Bất cứ ai cũng có thể được tin tưởng nếu đối xử với mọi người bằng sự chân thành.

5. Trứng luộc và Đậu luộc (công bằng)

Cậu bé trong câu chuyện đã vô tư ăn thức ăn trước và chỉ nghĩ đến cái đói của bản thân. Người bạn đã gây rắc rối cho cậu bằng cách đòi bồi thường một cách vô lý cho một khoản vay mượn nhỏ. Bên cạnh đó, ngay cả vua David – người được mệnh danh là vị vua thông thái, cũng đưa ra những phán quyết vội vàng mà không suy xét xem quyết định của mình có đúng hay không. Chuyện sẽ được giải quyết một cách công bằng nếu vua David tìm hiểu kỹ về vụ việc và đưa ra phán quyết sau khi cân nhắc xem căn cứ mà hai người đưa ra có phù hợp hay không

Công bằng nghĩa là làm theo cái đúng và không thiên vị bên nào. Nếu xã hội không công bằng, sẽ xuất hiện người không hài lòng về điều ấy. Cuộc sống bình thường sẽ bị phá vỡ và cả thế giới sẽ ngập tràn trong những lời phàn nàn và bất mãn của con người. Chúng ta nên xem xét trước sau trong khi xử lý công việc và suy nghĩ xem có chuyện gì oan ức hay không, có điểm gì phải nhượng bộ lẫn nhau hay không. Hãy cùng nhau nỗ lực để có thể suy nghĩ và hành động công bằng vì tất cả mọi người chứ không phải chì vì riêng bản thân mình

6. Ba anh em cứu công chúa (hy sinh)

Câu chuyện về nàng công chúa mắc bệnh rất nặng, nhà vua ráo riết tìm người nào cứu được công chúa sẽ trở thành phò mã và được truyền lại ngai vàng. Trong tình huống nguy cấp đó, người em út đã không ngần ngại tặng lại chiếc quả táo thần của bản thân mà không màng đến danh lợi. Khi giúp đỡ một ai, chúng ta cần phải cố gắng hết sức với tâm lòng chân thành. Đây chính là lý do tại sao nhà vua đã chọn con rể là người em út – người đã cứu công chúa bằng cách hy sinh cả báu vật quý giá nhất của bản thân.

Nếu giúp đỡ người khác chỉ để đổi lại điều gì đó hoặc chỉ để nhận lại sự công nhận của mọi người thì đó không phải là sự giúp đỡ chân thành. Ngay cả khi bản thân phải hysinh thứ gì đó ta cũng nên hết lòng giúp đỡ mọi người. Sự hy sinh chỉ được thực hiện khi con hào hóng cho đi mọi thứ mà bản thân mình có và khi em làm được như vậy, điều đó càng đáng quý hơn rất nhiều.

7. Nhện, muỗi và kẻ điên (tôn trọng)

Vua David là một vị vua khôn ngoan và chu đáo, nhưng ông lại coi thường những loài côn trùng nhỏ như nhện, muỗi và những người điên. Bởi vì ông tin rằng chúng không có tác dụng gì cả. Tuy nhiên, sau ba lần nhận được sự giúp đỡ lớn lao từ những điều mà ông vẫn coi thường, vua David đã học cách tôn trọng mọi vật mọi việc dù chỉ là những điều nhỏ bé và tầm thường nhất.

Tôn trọng là nhận ra giá trị của mọi vật, mọi người và coi trọng nó dù cho đó chỉ là một điều nhỏ nhặt. Tất cả sự sống và sự vật trên thế giới này đều có giá trị riêng. Nhện làm phiền con người bằng mạng nhện, nhưng chúng ăn côn trùng có hại. Muỗi chỉ biết hút máu người và trông có vẻ vô dụng, nhưng chúng cũng góp phần di chuyển phấn hoa để giúp hoa thụ phấn.

Có những thứ nếu ta chỉ đánh giá qua vẻ bề ngoài thì chúng có có vẻ vô dụng, nhưng nếu quan sát một cách kỹ lưỡng thì ta sẽ tìm thấy giá trị của chúng. Ngoài ra, dù cho chúng không có ích gì với bản thân mình thì chúng vẫn vẫn có thể là một điều rất quan trọng đối với người khác. Vậy nên, chúng ta hãy khám phá và tôn trọng những giá trị của người khác. Khi đó, giá trị riêng biệt của bản thân chúng ta cũng sẽ được tôn trọng.

8. Cuộc phiêu lưu của thầy đạo Akiba (Hy vọng)

Thầy đạo Akiba đang đi du lịch thì bị mất con chó và lừa quý giá, điều này khiến ông rất buồn. Nhưng trong cái rủi có cái may, ông nhận ra bản thân không bị bọn cướp phát hiện và có thể sống sót. Điều này cho thấy rằng, những điều khiến ta cảm thấy bất hạnh và tồi tệ sau này vẫn có thể trở thành một điều tốt đẹp. Chúng ta vẫn có thể đạt được một điều gì tốt đẹp sau khi đã mất đi một thứ một thứ khác.

Hy vọng không thể nhìn thấy bằng mắt nhưng nó như một ngọn đèn, giúp làm sáng tỏ con đường chúng ta đang đi. Người đi trên con đường tối tăm sẽ không biết bản thân phải đi đến đâu và có thể từ bỏ bước tiếp. Nhưng nếu có một ngọn đèn mang tên hy vọng thì dù trên bất cứ con đường nào ta cũng có thể bước đi mà không bị nản chí.

9. Bảo vật vĩnh cửu Thầy đạo xấu xí (khiêm tốn)

Những thương nhân đã coi thường vẻ bề ngoài tồi tàn của thầy đạo, và hoàng hậu đã chế nhạo khuôn mặt xấu xí của thầy đạo. Thế nhưng tất cả bọn họ đều không thể nhận ra, trí tuệ của con người là một bảo vật quý giá. Vì thế, những thương nhân và hoàng hậu đã mặc kệ những thầy đạo thông thái và chỉ bận rộn khoe khang về những điều phù phiếm ở bản thân. Ở họ thiếu mất sự khiêm tốn.

Khiêm tốn là tấm lòng tôn trọng người khác, không khoe khoang về bản thân mình. Nếu như cứ khoe khoang bản thân thì sẽ có lúc ta làm tổn thương những người xung quanh. Khiêm tốn giống như một đồng xu được tích lũ trong ống tiền tiết kiệm. Nếu bỏ một đồng xu vào ống tiền tiết kiệm và lắc lên thì chiếc ống sẽ phát ra tiếng lách cách, nhưng nếu dùng nhiều đồng xu phét đầy chiếc ống thì nó sẽ không còn phát ra tiếng ồn nữa.

Nếu con gom từng dồng xu khiêm tốn lại và nhét đầy vào trong ống tiền tiết kiệm, con sẽ trở thành bảo vật quý giá nhất trên thế giới.

10. Lỗ thủng của con thuyền Thầy đạo và kim cương (trách nhiệm và trung thực)

Trong truyện “Lỗ thủng của con thuyền”, người cha gần như đã đẩy hai đứa con trai của mình vào bờ vực nguy hiểm. May mắn thay, thợ sơn thuyền không chỉ hoàn thành công việc của mình một cách có trách nhiệm trong thời hạn đã hẹn mà còn tự sửa chữa lỗ thủng trên thuyền. Nhờ hành động có trách nhiệm ấy, hai người con trai đã được cứu sống.

Trách nhiệm là làm hết sức mình trong những việc mà bản thân phải làm. Trung thực có nghĩa là tấm lòng ngay thẳng, không dối trá hay thêu dệt. Nếu conluôn hành động một cách ngay thẳng và đoàng hoàng thì con có thể trở thành một người trung thực.

11. Sự hiếu thảo chân chính Chú chó cứu mạng chủ (hiếu thảo)

Trong truyện, người con trai của chủ nhà máy xa đã thay cha đi đến cung điện để làm những việc vất vả. Đây là một hành động xuất phát từ tình yêu thương cha mẹ thật lòng. Người con hiếu thảo sẽ phụng dưỡng và yêu thương cha mẹ một cách chân thành từ trái tim. Lòng hiếu thảo được thể hiện bằng tình yêu thương cha mẹ, sự tôn trọng đối với giáo viên, sự quan tâm đến hàng xóm, cũng có thể được thể hiện bằng tình yêu

Tình yêu được thể hiện bằng sự chăm sóc và quý trọng của bản thân dành cho ai đó. Tình yêu không nhất thiết phải thể hiện qua những hành động vĩ đại như vậy. Giống như một con đã cứu sống chủ nhân của nó, mỗi việc em làm ngày hôm nay đều sẽ trở thành một hạt giống yêu thương. Nếu ta gieo trồng nó đúng cách, sau này sẽ trở thành một cây tình yêu to lớn và đẹp đẽ.

12. Vị khách thứ bảy Chú ếch rơi vào thùng sữa (nhẫn nại, cân nhắc)

Vị trưởng bối được kính trọng trong truyện đã đứng dậy và nói rằng bản thân chính là người không được mời đến buổi họp. Ông đã thật sự quan tâm cho người không nhận được giấy mời nhưng vẫn tới buổi họp sẽ cảm thấy xấu hổ. Sự quan tâm chính là tấm lòng giúp đỡ hoặc chăm sóc của bản thân dành cho  người khác để người ấy không cảm thấy bất tiện hoặc không thoải mái. Nếu muốn thể hiện sự quan tâm thì trước hết hãy đặt bản thân vào vị trí của người khác và suy nghĩ theo lập trường của họ.
Chú ếch thứ ba trong câu chuyện “Chú ếch rơi vào thùng sữa” đã tự cứu sống bản thân bằng ý chí không từ bỏ và kiên trì bơi trong thùng sữa. Nó đã thoát ra và tiếp tục sống bằng hy vọng, sự kiên trì và nỗ lực. Kiên trì là không từ bỏ việc gì một cách dễ dàng và quyết tâm làm việc ấy đến cùng. Cũng giống như việc các con không từ bỏ những bài toán khó, suy nghĩ kĩ lưỡng để tìm ra câu trả lời và kiên trì làm đến cùng.